Tùy thuộc vào mức phát triển của khu vực sống cũng như nhận thức về vệ sinh môi trường xung quanh mà mức độ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khác nhau giữa các vùng. Ngoài đặc điểm môi trường thì chế độ ăn uống hay bổ sung dinh dưỡng cũng góp phần gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa.
1. Nhiễm trùng đường tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa con người, nhất là ở ruột chứa một hệ thống các loài vi sinh vật, chúng đảm nhận nhiều chức năng khác nhau đối với quá trình tiêu hóa của cơ thể. Nhiễm trùng diễn ra khi hệ tiêu hóa bị tấn công bởi các tác nhân lạ, điều này phá vỡ tính ổn định của hệ khuẩn ruột.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa gây mất cân bằng ruột và rối loạn hấp thu thức ăn. Tình trạng này thường diễn ra phổ biến hơn ở người có hệ thống miễn dịch yếu, nhất là ở trẻ em, người già và người có tiền sử mắc bệnh mãn tính.
2. Mắc nhiễm trùng đường tiêu hóa do đâu?
Tác nhân trực tiếp gây nhiễm trùng đường tiêu hóa đa dạng gồm vi khuẩn, nấm và cả các loài ký sinh trùng khác. Các loài gây nhiễm trùng đường tiêu hóa này có sức sống mạnh, do đó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng.
Các loài động vật nhất là cá chứa một lượng lớn vi khuẩn có thể không ảnh hưởng đến sự sống của chúng, nhưng lại gây hại cho con người. Việc xử lý thức ăn bằng nhiệt độ cao trong thời gian thích hợp là cách loại bỏ tác nhân nhiễm trùng đường tiêu hóa đồng thời vẫn giữ được dưỡng chất cần thiết từ thức ăn.
Rau xanh và trái cây là nguồn vitamin và chất xơ dồi dào nhưng cũng ẩn chứa tác nhân nhiễm trùng đường ruột nếu không được vệ sinh đúng cách. Rửa rau và trái cây nhiều lần bằng nguồn nước sạch, có hóa tan lượng muối vừa phải sẽ giúp diệt vi sinh vật gây hại.
3. Biểu hiện nhiễm trùng đường tiêu hóa
Khi mắc nhiễm trùng đường tiêu hóa, một số biểu hiện có thể gặp phải gây giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn và phần nào khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng người nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể gặp phải gồm:
- Đau bụng cấp và mạn tính
- Có cảm giác co thắt phần bụng
- Chán ăn và khó tiêu hóa thức ăn
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
- Các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như đau đầu, ho, khó thở, chóng mặt…
- Rối loạn giấc ngủ
4. Làm gì khi mắc nhiễm trùng đường tiêu hóa
Thông thường nếu tình trạng nhiễm trùng nhẹ sẽ có thể tự khỏi sau một thời gian. Tình trạng nặng hơn có thể sẽ cần thiết phải thực hiện các xét nghiệm và tiến hành điều tri bằng thuốc. Mức độ nhiễm trùng có thể giảm và nhanh chấm dứt hơn bằng cách bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Lợi khuẩn cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, cạnh tranh thức ăn và điểm bám trên thành ruột với tác nhân gây hại, tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn.
5. Các sản phẩm chứa lợi khuẩn từ Anh Quốc của HURO Biotech
HURO có nhà máy sản xuất probiotic duy nhất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn GMP-WHO cho nguyên liệu dược và ISO 22000:2018 cho probiotic. Từ đó tự hào là đơn vị tiên phong về nghiên cứu và phát triển các sản phẩm sinh học tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà máy và phòng thí nghiệm của HURO Biotech được thiết kế dành riêng cho việc sản xuất bào tử bền nhiệt cho con người.
Các sản phẩm của HURO Biotech dành riêng cho đường tiêu hóa ứng dụng công nghệ bào tử bền nhiệt trên chủng lợi khuẩn Bacillus subtilis HU58. Trải qua hơn 25 năm nghiên cứu bởi GS. Simon Cutting – Giảng viên tại Đại học Hoàng gia Holloway. Đồng thời ông là nhà sáng lập Công ty SporeGen, Anh Quốc. Lần đầu tiên chủng bào tử lợi khuẩn được ứng dụng trong cả thực phẩm chức năng và thực phẩm, mang lại giải pháp 2 trong 1 trên hệ tiêu hóa:
- Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
- Làm sản sinh tự nhiên 3 nhóm enzym tiêu hóa là Amylase, Lipase và Protease.
6. Mua các sản phẩm ứng dụng chủng bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis HU58 ở đâu?
Hiện nay, quý khách hàng có thể mua các sản phẩm lợi khuẩn từ HURO Biotech tại 2 điểm bán sau:
Đồng thời, đối với trường hợp cần được tư vấn kỹ hơn thì khách hàng có thể liên hệ miễn phí qua số hotline 0988-573-948
hoặc đăng ký tư vấn với dược sĩ chuyên môn tại đây
Ds. Hồ Bảo Phúc tốt nghiệp Đại học Y Dược TPHCM. Anh đã có hơn 5 kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ.