Kém hấp thu là vấn đề thường gặp phải ở trẻ, nhất là trẻ từ lúc mới sinh đến dưới 10 tuổi do hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện tối ưu. Trẻ nhỏ ở giai đoạn đầu đời này chưa có chế độ ăn ổn định, do đó các mẹ cần tích lũy kinh […]

Kém hấp thu là vấn đề thường gặp phải ở trẻ, nhất là trẻ từ lúc mới sinh đến dưới 10 tuổi do hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện tối ưu. Trẻ nhỏ ở giai đoạn đầu đời này chưa có chế độ ăn ổn định, do đó các mẹ cần tích lũy kinh nghiệm trẻ kém hấp thu thức ăn để tối ưu hóa dinh dưỡng cho trẻ.

1. Thế nào là tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Khả năng hấp thu thức ăn tối ưu là khi ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cơ thể sẽ tự động hấp thu các chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho các cơ quan khác hoạt động đầy đủ. Ngược lại, ở trẻ kém hấp thu dù được cho ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa lại không thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn gây tồn đọng chất dinh dưỡng cũng như xuất hiện các cơ chế đào thải gây khó chịu cho trẻ.

Kém hấp thu là tình trạng xảy ra khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Các tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng hầu hết bắt nguồn từ tính chưa toàn vẹn của hệ tiêu hóa trẻ. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện khiến việc tiêu hóa thức ăn không tối ưu. Dinh dưỡng ăn vào không được hấp thu tạo năng lượng cho trẻ sẽ gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng cần thiết mặc dù trẻ ăn đủ thức ăn nhiều dinh dưỡng. Thêm vào đó là các triệu chứng do cơ thể đào thải lượng tồn đọng dinh dưỡng không được hấp thu. 

Kết quả của tình trạng kém hấp thu là ruột trẻ không tự xử lý được các nhóm thức ăn từ đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất… và gây suy dinh dưỡng ở bất kỳ độ tuổi nào, nghiêm trọng hơn là chậm phát triển trí não và các cơ quan. Kém hấp thu thức ăn ở trẻ có thể có nguyên nhân từ bệnh ở các quá trình hay cơ quan tiêu hóa thức ăn, không dung nạp thức ăn đặc biệt là sữa, nhiễm ký sinh trùng đường ruột… Do đó cần nắm vững các kinh nghiệm kém hấp thu ở trẻ để kịp thời phát hiện, sau đó cho trẻ thăm khám bác sĩ khi cần thiết để kịp thời điều chỉnh dinh dưỡng cho trẻ.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Hấp thu thức ăn là quá trình được đảm nhận bởi nhiều cơ quan mà không chỉ nhờ vào hệ dạ dày – ruột mà còn liên quan đến tuyến tụy hay các cơ quan gan, mật. 

Nguyên nhân mà hầu hết dẫn đến tình trạng kém hấp thu ở trẻ liên quan đến vấn đề hệ tiêu hóa nói chung chưa được tối ưu và hoàn chỉnh để thực hiện được chức năng riêng biệt. Ngoài ra chức năng tiêu hóa chất béo nói riêng lại góp phần do chưa phát triển hoàn toàn tuyến tụy và gan mật. Acid mật cũng có vai trò quan trọng trong việc hấp thu các vitamin khác nhau. Bên cạnh đó, nhu động ruột cũng đóng vai trò quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Do đó trẻ sinh non hoặc mắc các bệnh trên đường tiêu hóa thường gặp các vấn đề rối loạn nhu động ruột và giảm hấp thu thức ăn.

Các tác nhân ngoại cảnh hay bệnh lý chức năng có thể gây ra tình trạng kém hấp thu ở trẻ đến từ:

  • Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy, gan hoặc túi mật
  • Rối loạn tiêu hóa khi chuyển đổi khẩu phần ăn trong thời gian ăn dặm
  • Rối loạn dung nạp các sản phẩm từ sữa (do thiếu men tiêu hóa lactose hoặc dị ứng với sữa)
  • Nhiễm khuẩn ruột, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
  • Thiếu sản sinh các men tiêu hóa cần thiết 
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
  • Bề mặt niêm mạc dạ dày – ruột bị tổn thương làm dày lớp màng nhầy.
  • Tình trạng thiếu hoặc dư thừa các dưỡng chất cần thiết như vitamin, khoáng chất.
  • Trẻ không được ăn và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Trẻ biếng ăn và chán ăn do trạng thái tâm lý hoặc rối loạn tiêu hóa
  • Trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài.
Kém dung nạp thực phẩm từ sữa

Kém dung nạp thực phẩm từ sữa

3. Triệu chứng dựa trên kinh nghiệm trẻ kém hấp thu thức ăn

Tình trạng kém hấp thu thức ăn gây ra các triệu chứng ít khó chịu hơn tình trạng rối loạn tiêu hóa nhưng kém hấp thu có thể là tiền đề dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng kém hấp thu cũng tùy thuộc vào nguyên nhân như:

  • Đau bụng và biếng ăn.
  • Đầy hơi, chướng bụng và hay quấy khóc.
  • Nôn trớ trong bữa ăn nhất là bữa ăn chứa các sản phẩm từ sữa.
  • Tiêu chảy thường xuyên và mãn tính.
  • Trẻ chậm lớn, chậm phát triển.
  • Cân nặng trẻ bị rối loạn.
  • Hệ miễn dịch của trẻ yếu và trẻ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm khác.

4. Giải pháp theo kinh nghiệm trẻ kém hấp thu thức ăn

Từ những nguyên nhân gây ra tình trạng kém hấp thu và chán ăn ở trẻ, giải pháp cho tình trạng kém hấp thu ở trẻ là khắc phục các nguyên nhân cũng như đưa ra các biện pháp dự phòng sớm, giúp ngăn ngừa các tình trạng này diễn ra và kéo dài.

  • Cho trẻ đến khám thường xuyên tại các cơ sở y tế nhất là trong giai đoạn từ lúc mới sinh đến 10 tuổi, nhằm kiểm tra chức năng các cơ quan trong hệ tiêu hóa bao gồm tuyến tụy, gan, túi mật, dạ dày và ruột. Chủng ngừa đầy đủ cho trẻ vaccine viêm gan khuyến nghị cần thiết.
  • Tẩy giun định kì cho trẻ, cho trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác khi trẻ nhiễm ký sinh trùng để được kê các thuốc trừ giun sán khác.
  • Bổ sung lượng vitamin và khoáng chất đầy đủ và vừa đủ lượng khuyến nghị hàng ngày. Tránh bổ sung quá nhiều dẩn đến dư thừa do thức ăn hàng ngày cũng có cung cấp lượng nhỏ vitamin và khoáng chất.
  • Xây dựng chế độ ăn dặm khoa học chú trọng các giai đoạn chuyển đổi từ uống sữa qua ăn đạm nhuyễn hay ăn đồ ăn dạng khối rắn… Bổ sung men tiêu hóa sữa khi trẻ kém dung nạp.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ gồm đồ chơi, bàn ghế, các vật dụng trẻ có thể đưa vào đường miệng để phòng tránh nhiễm khuẩn.
  • Bổ sung các sản phẩm chứa men tiêu hóa cần thiết để tiêu hóa các nhóm thức ăn cụ thể gồm đạm, béo, đường và tinh bột…
  • Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và tăng khả năng tiêu hóa thức ăn.
Lợi khuẩn khắc phục tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Lợi khuẩn khắc phục tình trạng kém hấp thu ở trẻ

5. Lợi ích từ việc bổ sung các sản phẩm từ lợi khuẩn Bacillus subtilis HU58 độc quyền Anh Quốc

Với hàng loạt các lợi ích đã được nêu trên và độ an toàn tuyệt đối đã được kiểm chứng, các sản phẩm lợi khuẩn từ HURO Biotech có thể hoàn toàn đáp ứng mong muốn cải thiện tình trạng tiêu hóa. 

Lần đầu tiên chủng bào tử lợi khuẩn được ứng dụng trong cả thực phẩm chức năng và thực phẩm, mang lại giải pháp 2 trong 1 trên hệ tiêu hóa:

CÂN BẰNG HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT- SẢN SINH TỰ NHIÊN 3 NHÓM ENZYM TIÊU HÓA  Amylase, Protease, Lipase. 

Mua các sản phẩm ứng dụng chủng bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis HU58 ở đâu?

Hiện nay, quý khách hàng có thể mua các sản phẩm lợi khuẩn từ HURO Biotech tại 2 điểm bán sau:

Đồng thời, đối với trường hợp cần được tư vấn kỹ hơn thì khách hàng có thể liên hệ miễn phí qua số hotline 0988-573-948

hotline Huro Biotech

hoặc đăng ký tư vấn với dược sĩ chuyên môn tại đây