Câu hỏi được các mẹ quan tâm nhiều nhất đối với trẻ sơ sinh có lẽ là vì sao con lại nôn trớ nhiều. Liệu đây có phải là điều đáng lo ngại không nhỉ? Nôn trớ nhiều cặn sữa có thể là biểu hiện tiềm ẩn do các vấn đề hấp thu của bé.
1. Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa có đáng lo ngại?
Nôn trớ là điều hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh nhất là trong giai đoạn mới tập ăn. Thay vào đó, các mẹ không cần lo lắng vì hầu hết trẻ sơ sinh sẽ ngừng nôn trớ vào khoảng tầm 6 đến 7 tháng tuổi. Khi ăn hay bú sữa mẹ, trẻ sẽ nuốt một lượng đáng kể không khí, không khí bị giữ lại len lỏi trong chất lỏng của thức ăn. Đây là lý do chính gây trào ngược ở trẻ và biểu hiện khó chịu nhất là tình trạng nôn trớ sau ăn ở trẻ.
Trẻ sơ sinh thực tế ăn vào lượng dinh dưỡng nhiều hơn lượng mà cơ thể trẻ có thể hấp thu được. Thêm vào đó, hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ để thực hiện tối ưu chức năng tiêu hóa. Các cơ ở đáy thực quản chịu trách nhiệm kiểm soát lượng thức ăn vào và ra, nếu cơ quan này chưa hoàn thiện thì tình trạng nôn trớ là dễ hiểu.
2. Vì sao trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa
Có nhiều nguyên nhân tác động gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, từ lý do sinh lý, vật lý đến các tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa:
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và các chức năng còn non yếu nên dễ bị nôn trớ.
- Trẻ thay đổi tư thế đột ngột sau khi ăn hoặc uống sữa quá no.
- Sữa công thức có thể dễ gây nôn trớ vì thành phần lạ so với sữa mẹ, hệ tiêu hóa trẻ chưa thích nghi kịp.
- Trẻ thiếu men có thể tiêu hóa và hấp thu sữa (enzym lactase).
- Trẻ chậm hấp thu và mắc các tình trạng khó tiêu hóa thức ăn.
- Trẻ mắc trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng này có thể là sinh lý trong những năm tháng đầu đời nhưng nếu sau đó không cải thiện thì cần được tư vấn bởi bác sĩ.
- Trẻ hẹp môn vị bẩm sinh.
- Một số tình trạng bệnh như viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu và các dị tật bẩm sinh trên đường tiêu hóa cũng cần được quan tâm hơn ở trẻ nôn trớ nhiều.
3. Hậu quả khi trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa
Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều cặn sữa sau bữa ăn, điều này làm cho trẻ không hấp thu được dưỡng chất từ bữa ăn đó và mẹ sẽ phải cho ăn lại bữa phụ để đảm bào trẻ đủ năng lượng. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh còn dẫn đến mất nước và gây nguy hiểm cho trẻ. Mất nước có thể kèm theo mất cân bằng điện giải và gây các vấn đề trên thận. Do đó khi trẻ bị nôn trớ thường xuyên và hầu hết lượng sữa uống vào, cần thiết đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
Ngoài ra bé nôn nhiều sẽ dần mất hứng thú với bữa ăn, quấy khóc nhiều hơn khi ăn và có các biểu hiện không muốn nuốt thức ăn. Điều này kéo dài làm cho trẻ dần sụt cân và chậm lớn.
4. Phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa
Một số thao tác đơn giản mà các mẹ có thể thực hiện giúp hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ.
- Cho bé ở tư thế đứng thẳng trong khi bú hoặc ăn thức ăn
- Cho bé ợ hơi sau khi ăn no bằng cách vỗ lưng ở tư thế đứng.
- Giảm lượng sữa hoặc thức ăn trong mỗi lần nạp vào cơ thể, chia nhỏ bữa.
- Tránh cho trẻ bị nôn trớ nhiều cặn sữa trớ sử dụng các sản phẩm từ sữa hoặc thức ăn đặc ngoài sữa mẹ.
- Cho trẻ uống các dung dịch điện giải nếu trẻ nôn trớ nhiều.
- Không ép trẻ ăn thêm khi trẻ không muốn vì không thể hấp thu được lượng ăn vào này.
DS. Nguyễn Thị Phương Thảo tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM và đã có nhiều năm kinh nghiệm tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về ứng dụng chủng lợi khuẩn Bacillus subtilis HU58 và hoạt chất sinh học SPOR-COV®.