Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chưa thể thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn tối ưu như người lớn. Vì vậy cần thiết xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng mà trẻ có thể hấp thu được tối ưu. Hãy cùng tham khảo thực đơn cho trẻ của viện dinh dưỡng quốc gia.
1. Lý do trẻ cần thực đơn dinh dưỡng tối ưu
Sở dĩ hệ tiêu hóa của chúng ta có thể hoạt động khỏe mạnh và trơn tru là vì mỗi cơ quan, mỗi thành phần đều đảm nhận một giai đoạn chuyên biệt khác nhau của quá trình tiêu hóa. Các enzym có chứa năng tiêu hóa một nhóm thức ăn riêng và sự thiếu hụt enzym nào cũng khiến cho việc tiêu hóa thức ăn nói chung gặp vấn đề.
Bạn có biết, trẻ sơ sinh đến dưới 10 tuổi có hệ tiêu hóa nói chung đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy trẻ chưa thể hấp thu được tối ưu dinh dưỡng bổ sung từ thức ăn. Việc hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn không chỉ được đảm nhận bởi ruột mà còn phụ thuộc vào tuyến tụy và các cơ quan gan, mật. Nhu động ruột cũng đóng vai trò quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Chính vì vậy, đặc biệt ở trẻ sinh non hoặc mắc phải các bệnh trên đường tiêu hóa thường gặp các vấn đề rối loạn nhu động ruột và giảm hấp thu thức ăn.
Khó hấp thu là một khía cạnh, ngoài ra trẻ cũng dễ gặp phải tình trạng kém hấp thu và biếng ăn hơn nữa đến từ nhiều nguyên nhân:
- Rối loạn tiêu hóa khi chuyển đổi khẩu phần ăn trong thời gian ăn dặm
- Rối loạn dung nạp các sản phẩm từ sữa (do thiếu men tiêu hóa lactose hoặc dị ứng với sữa)
- Nhiễm khuẩn ruột, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
- Thiếu sản sinh các men tiêu hóa cần thiết
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
- Bề mặt niêm mạc dạ dày – ruột dễ tổn thương làm dày lớp màng nhầy, khó hấp thu thức ăn.
- Tình trạng thiếu hoặc dư thừa các dưỡng chất cần thiết như vitamin, khoáng chất.
- Trẻ không được ăn và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
- Trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài gây loạn khuẩn ruột.
2. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ
Sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn được thực hiện bởi các men tiêu hoá trên bề mặt thành ruột giúp biến đổi các chất dinh dưỡng từ thức ăn thành các phần tử nhỏ hơn, sau đó các thành phần đã được cắt nhỏ tối ưu này chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và năng lượng. Vì vậy, kém hấp thu khi cơ thể không có khả năng hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cung cấp vào hệ tiêu hoá và tạo năng lượng.
Tình trạng kém hấp thu kéo dài sẽ khiến cho trẻ dần thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Tuy nhiên tất cả những nguyên nhân dẫn đến kém hấp thu kể trên đều có thể được cải thiện nếu ba mẹ phát hiện sớm và kịp thời đưa ra giải pháp.
Giải pháp làm tăng tối đa hấp thu cho trẻ thực chất nên bắt nguồn từ dinh dưỡng cung cấp vào hàng ngày, khẩu phần ăn đơn giản hay phức tạp ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thu thức ăn, tính lặp lại và đồng nhất về mức độ dinh dưỡng trong các ngày cũng quan trọng không kém.
Các mẹ có thể tự tìm hiểu chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo rồi từ đó rút ra thực đơn tối ưu nhất cho trẻ. Một cách có định hướng hơn là tham khảo thực đơn từ viện dinh dưỡng, có dựa trên bằng chứng khoa học cụ thể theo từng độ tuổi. Từ thực đơn của viện dinh dưỡng, chỉ cần biến tấu một chút các mẹ đã có thể trổ tài chăm con điệu nghệ của mình.
3. Thực đơn cho trẻ dưới 1 tuổi từ viện dinh dưỡng
Trong thời gian từ lúc sơ sinh đến 6 tháng đầu đời, trẻ nhỏ cần thiết được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, để phát triển được hoàn thiện nhất về mặt thể chất. Sau 6 tháng đầu đời, trẻ bắt đầu chuyển qua ăn dặm và dùng sữa công thức song song với sữa mẹ để thay thế dần. Đây là giai đoạn trẻ cần được xây dựng chế độ ăn hợp lý để các chất bổ sung vào đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của trẻ.
Viện dinh dưỡng Quốc gia (VDD) có đưa ra một số nguyên tắc và lời khuyên cho thực đơn dinh dưỡng ở trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi. Các nguyên tắc bao gồm:
- Nên tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có và chọn rau củ, trái cây theo mùa, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Biến tấu và chế biến thức ăn vừa hợp khẩu vị trẻ vừa mềm, dễ nhai và dễ nuốt.
- Không nên cho nhiều gia vị mắm muối vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi do có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của trẻ.
- Tập chậm dần cho trẻ ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều, quen dần với thức ăn mới.
- Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi.
- Bổ sung thêm màu sắc thơm ngon, hấp dẫn.
- Bổ sung thêm các béo tốt như các loại dầu hoặc mỡ từ hạt cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.
- Không cho trẻ ăn bánh ăn dặm, uống nước ngọt trước bữa ăn vì sẽ làm cho trẻ chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.
- Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
VDD cũng đưa ra thực đơn ăn dặm đủ 4 nhóm dưỡng chất cho trẻ:
- Tinh bột: dùng gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) ý dĩ, hạt sen, đậu xanh (gây cảm giác ngán, khó ăn và khó tiêu).
- Chất đạm: thịt, cá, trứng sữa, cua, tôm… chứa nhiều đạm. Khi mới bắt đầu tập ăn nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà. Từ tháng thứ 7 có thể cho ăn thịt bò, cá, tôm, cua…., sau đó là đa dạng hơn từ tháng thứ 8.
- Chất béo: cần bổ sung cả dầu thực vật (đậu nành, mè, ôliu, …) và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1 (người trưởng thành là 2:1). Riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn 1- 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Khi bắt đầu ăn bổ sung mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ, 8 tháng trở lên 5ml, gần 1 tuổi trở 7,5-10ml/bữa theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ.
- Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất: Cà rốt, củ cải, rau ngót, rau dền, chuối, cam, đu đủ…
Một vài gợi ý từ VDD theo từng độ tuổi cụ thể:
- Trẻ 7-8 tháng tuổi: Lượng đạm từ 10 – 15g, bột gạo từ 40 – 80g, rau xanh từ 25g. Khi bắt đầu bổ sung, nên tập ăn cho trẻ ăn với lượng và độ đặc tăng dần. Trong 2 tuần đầu cho ăn 2-3 thìa bột mỗi lần x 2-3 lần/ngày. Khi trẻ đã quen với thức ăn mới, có thể tăng dần từ 2-3 bát bột không đầy một ngày. Cho trẻ uống thêm nước ép trái cây và bú mẹ theo nhu cầu (thay bằng 600-700ml sữa công thức/ngày nếu không thể bú mẹ).
- Trẻ 9 – 10 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc/ngày. Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu (thay bằng 500-600ml sữa công thức/ngày nếu không thể bú mẹ.
- Trẻ 11 – 12 tháng tuổi: Giai đoạn này bé đã có thể nhai được, các loại thức ăn đều có thể không nhất định phải nghiền nhuyễn nữa. Đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp bé bổ sung dưỡng chất tốt hơn. Cho trẻ ăn và uống sữa giống với giai đoạn 9-10 tháng tuổi với độ đa dạng về hình thức thức ăn hơn.
4. Bổ sung thêm lợi khuẩn giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn
Lợi khuẩn là vi khuẩn sống cộng sinh trong đường ruột, đóng vai trò quan trọng giúp cân bằng các chức năng ruột, tăng cường tiêu hóa thức ăn, dinh dưỡng và sản sinh vitamin. Sản phẩm bột lợi khuẩn HURO BiO trẻ em chứa bào tử lợi khuẩn bền nhiệt Bacillus subtilis HU58 độc quyền. Chủng lợi khuẩn được nghiên cứu chuyên sâu trên 25 năm bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Công nghệ sinh học tại Anh Quốc, mang lại giải pháp đa tác động trên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ: giúp cân bằng hệ khuẩn ruột; sản sinh tự nhiên 3 nhóm enzym tiêu hóa: amylase, protease, lipase và sản sinh vitamin nhóm B. Bột lợi khuẩn HURO BiO cho trẻ em mang lại giải pháp:
- Cải thiện tình trạng rối loạn hấp thu của trẻ biếng ăn, chậm lớn
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Cải thiện tình trạng tiêu chảy khi dùng SỮA ở trẻ
- Thiết kế chuyên biệt để có thể dùng chung với thực phẩm lỏng và ăn dặm của trẻ.
*** Lợi khuẩn HU58 siêu bền nhiệt, do đó HURO BiO được nghiên cứu đặc biệt để có thể pha trực tiếp với sữa ấm và các thức ăn dặm dạng lỏng của trẻ để tăng hấp thu dinh dưỡng từ các thức ăn này.
5. Mua bột lợi khuẩn HURO BiO trẻ em ở đâu?
Hiện nay, quý khách hàng có thể mua bột lợi khuẩn HURO BiO tại 2 điểm bán sau:
Đồng thời, đối với trường hợp cần được tư vấn kỹ hơn thì khách hàng có thể liên hệ miễn phí qua số hotline 0988-573-948
hoặc đăng ký tư vấn với dược sĩ chuyên môn tại đây
DS. Nguyễn Thị Phương Thảo tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TPHCM và đã có nhiều năm kinh nghiệm tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về ứng dụng chủng lợi khuẩn Bacillus subtilis HU58 và hoạt chất sinh học SPOR-COV®.