Hắt xì hơi là một phản xạ bình thường của cơ thể giúp loại bỏ những vi khuẩn hoặc tạp chất trong đường hô hấp, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ hắt xì hơi quá thường xuyên, có thể đây là dấu hiệu của một số vấn đề […]

Hắt xì hơi là một phản xạ bình thường của cơ thể giúp loại bỏ những vi khuẩn hoặc tạp chất trong đường hô hấp, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ hắt xì hơi quá thường xuyên, có thể đây là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Huro Biotech tìm hiểu về những nguyên nhân khiến trẻ hắt xì hơi nhiều lần trong ngày, cách phòng tránh nguy cơ và những điều mẹ cần làm khi thấy tình trạng này nhé!

1. Những nguyên nhân khiến trẻ hắt xì hơi nhiều lần trong ngày

Hắt xì hơi ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể điểm qua một số nguyên nhân phổ biến như sau:

1.1. Cảm lạnh và viêm mũi

Các căn bệnh hô hấp như cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng thường là nguyên nhân chính khiến trẻ hắt xì hơi nhiều lần. Vi khuẩn và tạp chất trong đường hô hấp của trẻ là nguyên nhân kích thích phản ứng hắt xì để “tống khứ” các dị nguyên ra khỏi đường hô hấp.

1.2. Dị ứng

Trẻ có thể hắt xì hơi do phản ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bào tử nấm mốc, bụi, lông vật nuôi, hương liệu, khói thuốc lá,… hoặc thậm chí thực phẩm. Khi trẻ tiếp xúc với những chất này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng quá mức và gây ra một loạt các triệu chứng, trong đó có hắt xì hơi. Dị ứng còn có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau mũi, sưng mũi, ho, và đôi khi ngạt mũi.

1.3. Môi trường ô nhiễm

Khói bụi, hóa chất và các tác nhân ô nhiễm khác trong môi trường có thể khiến hệ hô hấp của trẻ phản ứng bằng cách hắt xì hơi để loại bỏ chúng. Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với môi trường ô nhiễm, và việc tiếp xúc lâu dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

1.4. Khí lạnh và thay đổi nhiệt độ đột ngột

Thời tiết lạnh hoặc sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng có thể kích thích cơ thể trẻ hắt xì hơi nhiều lần trong ngày để điều chỉnh đường hô hấp. Trong môi trường khí lạnh, mũi và họng dễ bị khô và dễ tổn thương hơn. Do đó, cơ thể tự bảo vệ bằng cách kích thích phản xạ hắt xì hơi để loại bỏ các tạp chất và duy trì độ ẩm trong đường hô hấp.

2. Mẹ cần làm gì khi thấy trẻ hắt xì hơi nhiều lần trong ngày?

Khi mẹ nhận thấy trẻ hắt xì hơi nhiều lần trong ngày, hãy thực hiện những biện pháp sau:

2.1. Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ

Mẹ hãy đảm bảo theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu có dấu hiệu cảm lạnh, sốt hoặc các triệu chứng khác, hãy liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

2.2. Để trẻ nghỉ ngơi

Trẻ hắt xì hơi nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến mệt mỏi, hãy cho trẻ nghỉ ngơi đủ giấc và hạn chế vận động ngoài trời trong thời tiết lạnh. 

2.3. Cho trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước giúp giữ cho đường hô hấp trẻ không bị khô, đồng thời giúp hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn trong điều kiện đề kháng cơ thể đang giảm.

2.4. Xin ý kiến từ dược sĩ/bác sĩ

Nếu tình trạng trẻ hắt xì hơi không cải thiện sau một thời gian dài hoặc có triệu chứng ngày càng nặng, hãy đưa trẻ đi khám. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra sức khỏe của trẻ và tư vấn về các biện pháp điều trị hoặc kiểm tra cần thiết. Bác sĩ cũng có thể đề xuất các xét nghiệm hay kiểm tra bổ sung để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

➤ Xem thêm: Những Điều Phụ Huynh Cần Biết Để Tăng Đề Kháng Hô Hấp Cho Bé?

3. Phòng tránh nguy cơ trẻ hắt xì hơi nhiều lần trong ngày như thế nào?

Để giảm nguy cơ trẻ hắt xì hơi nhiều lần gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ, mẹ có thể thực hiện những biện pháp đơn giản sau:

3.1. Giữ gìn môi trường xung quanh bé sạch sẽ

Đảm bảo rằng môi trường sống và chơi của trẻ luôn sạch sẽ, tránh xa các tác nhân như nấm mốc, bụi bẩn, giặt sạch quần áo và giường ngủ thường xuyên.

3.2. Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng

Nếu trẻ có xu hướng dễ bị dị ứng, mẹ nên cố gắng hạn chế trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi, và cả các loại hương liệu trong thực phẩm, bánh kẹo.

3.3. Giữ ấm cho trẻ

Vào những ngày trời lạnh hoặc mưa, bão, mẹ hãy mặc quần áo ấm cho trẻ và tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh.

3.4. Khử trùng đồ chơi

Trong đồ chơi mà trẻ tiếp xúc trực tiếp hằng ngày có thể tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và virus. Vì vậy, hãy khử trùng đồ chơi định kỳ để đảm bảo an toàn cho trẻ khỏi các loại vi sinh vật gây hại, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp.

3.5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ đề kháng đường hô hấp

Sức đề kháng là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây ra các vấn đề về hô hấp. Hiện nay, các mẹ có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm hỗ trợ lành tính nhưng vẫn phải mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các triệu chứng đường hô hấp, Xịt mũi sinh học SPEROVID từ nhà Huro Biotech là một sản phẩm như thế.

Ứng dụng công nghệ bào tử lợi khuẩn bất hoạt SPOR-COV® độc quyền từ Anh Quốc, Xịt mũi sinh học SPEROVID giúp:

– Phòng ngừa và giảm triệu chứng virus cúm.

– Tăng cường miễn dịch đường hô hấp cấp tính & mãn tính.

 

Xịt mũi sinh học SPEROVID có 2 loại, với 2 thiết kế đầu vòi xịt chuyên biệt cho liều xịt người lớn và liều xịt trẻ em.

Với cơ chế kích thích hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, SPEROVID giúp đường hô hấp của trẻ chống chọi tốt hơn với các tác nhân bên ngoài bằng giải pháp không kháng sinh – giải pháp an toàn mà nhiều bà mẹ đang tìm kiếm.

Xịt mũi sinh học SPEROVID có bán ở đâu?

Xịt mũi sinh học SPEROVID đang được bán tại Hệ Thống Phân Phối và kênh Shopee Mall của Huro Biotech. Bạn có thể tìm mua sản phẩm online tại ĐÂY.

➤ Xem thêm: Xịt Mũi SPEROVID – Giải Pháp Tiên Phong Tăng Cường Miễn Dịch Hô Hấp

Trẻ hắt xì nhiều lần trong ngày là một vấn đề phổ biến mà rất nhiều mẹ có con nhỏ gặp phải trong hành trình làm mẹ. Phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cho trẻ luôn là ưu tiên hàng đầu. Hi vọng với bài viết trên, Huro Biotech đã giúp mẹ hiểu hơn về cách phòng ngừa và xử trí khi trẻ gặp tình trạng tương tự. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, mẹ hãy liên hệ trực tiếp với Huro Biotech qua hotline 09388-573-948 để được tư vấn cụ thể từ Dược sĩ nhé!